This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'

Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'

Toàn bộ ngôi mộ được lát bằng đá hoa cương, chạm khắc tinh xảo. Để hoàn thiện công trình này, cả chục thợ xây phải hì hục làm mấy tháng, số tiền mà gia chủ bỏ ra cũng hơn 3 tỷ đồng.
Nằm ở vị trí đắc đạo, cạnh mặt tiền ngay lối dẫn vào khu nghĩa trang có cái tên rất kêu: “Sơn Trang Tiên Cảnh”, trên địa bàn xã Trường Thọ, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, ngôi mộ của bà T.K.P (SN 1946, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM), một đại gia từng gây xôn xao dư luận với cái chết đột ngột, để lại 1000 tỷ đồng, gây ra cuộc giành giật tài sản của con cháu và người thân.
Nếu ai đó có tận mắt chứng kiến ngôi mộ này, nói chính xác ra theo cách gọi của chủ đầu tư thì đó là nhà mồ, đều phải ngỡ ngàng trước cảnh bài trí tỉ mỉ.
Bề ngoài, ngay trước nhà mồ của bà P. là một vườn hoa, cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng, cạnh bên là 2 con kỳ lân đứng gác cửa trông rất uy nghiêm. Mái vòm của nhà mồ thiết kế theo kiểu đình nghỉ mát mái gối thủy tinh nhã lệ, kiểu nhà khí thế sang trọng, lăng mộ khắc đá giả cổ đầy phong cách nghệ thuật.
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Để hoàn thành được nhà mồ của bà T.K.P, phải mất chi phí hơn 3 tỷ đồng
Riêng phần nội thất bên trong nhà mồ như bàn ghế, cột đều được làm bằng loại đá hoa cương có giá trị. Ngoài ra điểm nổi bật nhất của nhà mồ chính là bức tranh phong cảnh, được chạm khắc tinh xảo, nhiều họa tiết, cảnh vật trên bức tranh bằng đá hoa cương dài 2m. Phía xung quanh các bức tường bên trong, tất cả cũng đều được chạm khắc tranh phong cảnh.
Những đồ trang trí này theo ước tính cũng đã ngót nghét trên 1 tỷ đồng, chưa kể tiền chi phí xây dựng.
Hàng ngày, nhà mồ của bà P. luôn có công nhân lau chùi, quét dọn, hương khói rất chu đáo.
Theo giải thích của bên phía chủ đầu tư và con cháu, người thân khi  bỏ tiền xây dựng, thì nhà mồ này nằm trên khu đất linh kiệt thánh địa. “Có thể nói nhà mồ của bà T.K.P đã tập hợp tinh nhuệ của thiên nhiên, với phong cảnh cực đẹp”- một người từng làm công trình này cho hay.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì sau cái chết đột ngột của bà P. vào đầu tháng 3/2011, người thân và con nuôi của bà đã cất công đi tìm khu đất “đẹp”, và nghĩa trang “Sơn Trang Tiên Cảnh” được gia chủ chọn làm nơi yên nghỉ của bà.
Hàng tuần, những người thân của bà ở TP.HCM đều thay phiên nhau ngược đường cả trăm km, mua đồ lên thắp hương khói.
“Từ khi nhà mồ này được xây dựng, cứ tuần nào cũng vậy, cách 2-3 ngày lại có người thân của bà P. lên đây thắp hương, mua đồ cúng viếng. Tuy nhiên, cô con gái nuôi- người thừa hưởng gia tài khổng lồ của bà lâu rồi không thấy xuất hiện”- các bảo vệ làm việc tại đây cho biết.
Chùm ảnh về ngôi mộ tiền tỷ của bà bán bún nghìn tỷ:
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Nhìn bề ngoài, nhà mồ của bà P. trông rất bình thường
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Mái nhà được thiết kế theo kiểu đình nghỉ mát mái gối thủy tinh nhã lệ
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Án ngữ trước nhà mồ là 2 con kỳ lân
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Và dàn hoa bonsai, cây cối được những người coi mộ cắt tỉa rất cẩn thận
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Bộ bàn ghế và nhiều đồ nội thất bên trong được làm bằng loại đá hoa cương rất mắc tiền. Nhà mồ lúc nào cũng được lau chùi sạch bóng
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Cây cảnh và cỏ cây xung quanh ngôi nhà mồ
Ngôi mộ đặc biệt của 'bà bán bún nghìn tỷ'
Bức tranh phong cảnh được chạm khắc tinh xảo với đầy đủ các họa tiết
Tháng 3/2011, Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh - TP.HCM đã lập một vi bằng ghi nhận lại khối tài sản khổng lồ lên đến 1.000 tỉ đồng của một người phụ nữ quá cố tên là T.K.P (sinh năm 1946, ngụ quận Tân Phú - TP.HCM). Đây có thể xem là vụ việc được lập vi bằng có số tài sản lớn có một không hai.
Do chết bất đắc kỳ tử nên bà P. đã không để lại di chúc trong khi bà không có con ruột, chỉ có một người con nuôi 22 tuổi mang họ bà là chị L. Người con nuôi này được bà P. xin nuôi ngay khi còn đỏ hỏn ở Bệnh viện Hùng Vương và được pháp luật thừa nhận. Khi bà P. chết, người con nuôi đang du học ở Đức đã quay về chịu tang mẹ.
Ngay khi tổ chức lập vi bằng dưới sự chứng kiến của anh chị em bà P. và chị L. cùng công an địa phương, tài sản của bà P. gần như không đếm xuể, phải đếm trong vòng 1 tuần mới xong: gồm 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD, trang sức có rất nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỉ đồng).
Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú - TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh... cũng do bà P. đứng tên. Không chỉ để tiền và tài sản quý giá trong két sắt, rất nhiều vàng được bà P. giấu kỹ bên dưới bàn làm việc đã làm những ai chứng kiến đều phải ngỡ ngàng.
Điều càng ngỡ ngàng hơn bà P. còn cất giữ cẩn thận nhiều tờ tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng. Ngoài ra, căn nhà bà P. sinh sống tại quận Tân Phú rộng khoảng 2.000 m2 với 1 sân tennis cho thuê.
Dù sở hữu với số tài sản khổng lồ nhưng cuộc đời bà P. có nhiều bước thăng trầm. Những người hàng xóm chỉ biết bà với nghề làm bún gia truyền, không ai tin bà có thể tích cóp được lượng lớn tài sản như vậy.
Theo Infonet

Lăng mộ 3.000 cây vàng của ông hội đồng cự phú

Lăng mộ 3.000 cây vàng của ông hội đồng cự phú

Để xây được lăng mộ, Hội đồng Suông phải bỏ mất hai năm ròng rã chạy vật liệu, thuê hàng chục tốp thợ, hàng trăm nhân công.
Chân dung Hội đồng Suông
Trong nhiều ngày lang thang ở dải đất cuối cùng phía Nam Tổ quốc, chúng tôi tình cờ được nghe những người dân nơi đây kể về một nhân vật nổi tiếng của Nam Kỳ lục tỉnh xưa, với những câu chuyện hết sức ly kỳ. Chúng tôi không khỏi kinh ngạc khi biết rằng, câu chuyện ông Hội đồng nhọc nhằn xây khu lăng mộ khủng (ông đã chi 6 can nhựa 50 lít đựng vàng thoi) để làm nơi an nghỉ cho cha mẹ, với mục đích chỉ là để đền đáp ơn sinh thành.
Khi đi sâu tìm hiểu đời tư của ông, qua những tư liệu lịch sử, những câu chuyện của thế hệ con cháu kể lại, chúng tôi đã không khỏi kinh ngạc trước cuộc đời của một đại địa chủ, giàu nứt đố đổ vách, có đóng góp không nhỏ cho cách mạng. Ông không có con ruột nối dõi tông đường, chỉ có con nuôi, cuộc đời kết thúc bằng một cái chết bất đắc kỳ tử, đến nay vẫn không rõ nguyên nhân.
Thấy tôi trầm trồ về sự hoành tráng của ngôi lăng mộ, ông Nguyễn Ngọc Ẩn (80 tuổi, người cháu rể, gọi Hội đồng Suông bằng cố) không mấy ngạc nhiên. Bởi, từ khi thừa hưởng khối tài sản khổng lồ này, ông đã chứng kiến không biết bao nhiêu đoàn khách trong và ngoài nước tìm đến tham quan và thán phục.
Ông còn nhớ, mấy năm trước có một vị khách ở Hà Nội, chỉ vì tò mò khu mộ trị giá 3.000 lượng vàng mà bỏ cả công việc, đích thân đáp một chuyến máy bay vào thành phố Rạch Giá chỉ để được tận mắt nhìn thấy, sờ nắn khu mộ thuộc hàng độc này. Ông Ẩn bảo, số vàng 3.000 lượng xây mộ là con số đã được trừ hết chi phí lặt vặt, thực tình con số còn lớn hơn thế.
Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Suông người gốc Hoa, tên thật là Hà Mỹ Suông. Dòng dõi của ông xuất thân từ Phúc Kiến (Trung Quốc), nằm trong đoàn người bất mãn nhà Thanh (phong trào bài Minh phục Thanh cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII) mà dong thuyền xuống phía Tây Nam nước ta, được chúa Nguyễn chấp nhận cho định cư sinh sống.
Đến đời ông Suông là đời thứ 4. Do cần cù, chăm chỉ làm ăn, ông Suông nhanh chóng giàu có, rồi tham gia Hội đồng quản Hạt. Những ký ức về ông cố mình, ông Ẩn không nhớ nhiều. Chỉ biết rằng, Hội đồng Suông giàu đến mức tỉnh trưởng Hà Tiên và các quan lại Pháp lúc bấy giờ cai trị ở nơi đây cũng phải kính nể.
Tuy là một đại địa chủ nhưng ông sống trung lập và rất đức độ, không hà hiếp dân lành, nếu ai mướn ruộng không đóng thuế, ông sẵn sàng cho không. Đối với người Pháp, ông cho tiền để chúng không hà hiếp dân lành. Vậy nên trong hơn 100 địa chủ trong vùng, ông Hà Mỹ Suông là người được dân chúng mến mộ nhất.
Lăng mộ 3.000 cây vàng của ông hội đồng cự phú
Ông Nguyễn Ngọc Ẩn người thừa kế khu mộ 3.000 cây vàng.
Có một chuyện mà ít ai biết đến là khu tầng hầm của mộ từng là nơi diễn ra các cuộc họp của Tỉnh ủy Kiên Giang thời kỳ đầu của cách mạng. Sinh thời, Hội đồng Suông không làm chính trị, nhưng thường tự nguyện giúp gạo, tiền cho cách mạng. Do vậy, ông được cách mạng ghi nhận.
Chuyện chưa biết về hành trình xây mộ
Ông Ẩn vẫn còn nhớ như in câu chuyện ông cố mình xây mộ từng xôn xao khắp Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ XX. Chuyện rằng, do không có con ruột nối dõi tông đường, nên tất cả số tiền Hội đồng Suông đều mua vàng dự trữ. Chẳng mấy chốc đã đầy 6 thùng lớn, mỗi thùng tương đương với can đựng 50 lít nước bây giờ, giấu trong góc nhà. Để nhớ ơn cha mẹ, Hội đồng Suông báo hiếu bằng cách xây lăng mộ để làm nơi an nghỉ cho cha mẹ.
Nhưng đó không phải là ngôi mộ đơn thuần mà phải đạt được tầm của một dòng họ danh gia vọng tộc. Vĩnh viễn hưng thịnh ngàn đời, vừa mang đậm phong cách truyền thống vừa mang phong cách Việt Nam, nơi đã cưu mang tổ tiên ông những ngày lưu lạc.
Khu đất ông chọn xây là vùng chiêm trũng, nên bắt buộc phải đôn lên thành gò, làm nền. Ông phải thuê 60 người dân đào đất hàng tháng trời mới cơi được nền cao hơn so với mặt ruộng và đắp một quả núi đất cao 5m để mộ tựa lưng vào núi. Xong, Hội đồng Suông lại cho người đi kiếm vật liệu. Vật liệu cũng phải đặc biệt, không đụng hàng. Ông chọn đá cẩm thạch, một loại đá quý lúc bấy giờ.
Đích thân ông phải lặn lội sang tận Hong Kong (Trung Quốc) mua, nhưng đá đó phải nhập từ Thụy Sỹ. Còn đá núi, ông cho người ra tận núi Ngũ Hành Sơn lấy về. Đá cẩm thạch dùng để ốp tường, làm hầm mộ, đá núi Ngũ Hành Sơn dùng để xây hòn non bộ giả núi. Ông Ẩn nhớ lại câu chuyện xây mộ do cha ông kể lại rằng, để có được đá ưng ý, đoàn thuyền của Hội đồng Suông phải căng buồm chạy mấy tháng trời mới mang được vật liệu từ ngoài miền Trung về.
Khi vật liệu đã đầy đủ, ông lại cho người đi thuê thợ. Thợ xây mộ là những nghệ nhân có tay nghề giỏi bậc nhất, được tuyển chọn từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) sang. Tốp còn lại, ông ra Hải Phòng tuyển tiếp, với dụng ý, khu lăng mộ sẽ có sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Hoa. Mỗi tốp đều có một thợ trưởng chỉ đạo, trông coi suốt quá trình thiết kế và xây dựng. Suốt 2 năm trời ròng rã thi công từ 1935 đến năm Bính Tý (1936) mới xong. Lễ khánh thành khu lăng mộ, dân chúng nườm nượp đến xem, công trình mộ có một không hai này, nhiều viên quan người Pháp cũng phải trầm trồ nể phục.
Ông Ẩn dẫn chúng tôi tham quan toàn bộ khu lăng mộ. Quả không hổ danh lời dân gian truyền miệng, ngôi mộ xứng tầm của một Hội đồng từng giàu có nhất vùng. Hai bên hòn non bộ sừng sững như quả núi tự nhiên, điều đáng nói là phong cách ghép hòn non bộ rất độc đáo, khác hẳn những hòn non bộ bình thường. Trong lòng mỗi hòn non bộ đều có ngóc ngách, người ta có thể chui ra chui vào. Trên mỗi hòn, có những bức tượng nhỏ mô phỏng cảnh người thiền, ngâm thơ, câu cá, tạo một khung cảnh tựa bồng lai.
Chúng tôi men theo lối dẫn vào  khu thạch mộ. Những khối đá quý được ghép từ hồi đầu thế kỷ trước thật lạ, vẫn mới tinh như vừa được đánh bóng. Tất cả khuôn viên, nền mộ và trần che nắng mưa đều ghép từ những khối cẩm thạch mài nhẵn thín, được ghép lại bằng những múi vữa rất bền chắc. Phần tiếp theo là gian thờ tự được thiết kế theo kiến trúc đình chùa, hai gian 3 chái.
Ở giữa là gian thờ tự, 2 chái bên cạnh dành cho người ở để hương khói. Bên trên mái lợp được tô vẽ hình rồng, phượng, nghê rất uy nghi, bên trong gian thờ tự được điểm những bài thơ bằng chữ Hán rất thâm thúy. Không những kiến trúc nổi, khu mộ còn xây cả tầng hầm theo quan niệm có trần gian và địa ngục. Địa ngục được thiết kế theo quan niệm 9 tầng địa ngục, mỗi tầng được mô phỏng theo quan niệm dân gian.
Ông Ẩn cho biết, ngày trước, dưới 9 tầng địa ngục có vẽ hình Diêm vương trừng phạt kẻ tội lỗi, treo trên các dải lụa màu đen để mô phỏng con đường xuống âm phủ. Thế nhưng, trong những biến động loạn lạc, người dân phá cửa vào lấy đi hết.
Theo Người Đưa Tin

Kỳ bí ngôi mộ đá cổ hơn 200 năm giữa thành phố

Kỳ bí ngôi mộ đá cổ hơn 200 năm giữa thành phố

(Dân trí) - Khu lăng mộ đá này là công trình cuối cùng từ thời Lê Trung Hưng được lưu giữ đến nay. Theo lịch sử ghi chép lại, đây là khu lăng mộ của một hoạn quan..

Lăng mộ của “hoạn quan”
Quần thể khu di tích lăng mộ đá tại phố Nam Sơn, phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật gắn với lịch sử có tính chất độc đáo. Tổng quan là một khu lăng mộ, trong đó có nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc hoàn toàn bằng đá.

Theo những người cao niên tại đây kể lại, xưa kia trong làng có một người tên là Lê Trung Nghĩa, gia đình ông vốn nghèo khó đến nỗi phải trốn làng bỏ đi để không phải làm theo nhưng tục lệ của làng. Sau thời gian lưu lạc khỏi làng, ông đã đi lính cho triều đình được chọn làm quân cấm vệ và tình nguyện bị “hoạn” để phục vụ trong cung. Do có nhiều đóng góp cũng như lòng “trung quân ái quốc” nên ông được thăng chức cao lên đến Đô đốc Tổng trấn tước Quận Công và được gọi là Quận Mãn.
Ông Lê Đình Nhung, 68 tuổi là người con của dòng họ Lê Đình hiện đang trông coi khu lăng mộ kể: “Sử cũ ghi lại, vào năm 1786, vua Lê Chiêu Thống và chúa Trịnh Bồng đã xảy ra xung khắc với nhau. Vua Lê Chiêu Thống đã sai tướng Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An kéo quân ra hộ giá. Lúc này, Lê Trung Nghĩa đang làm trấn thủ tại Thanh Hóa được giao nhiệm vụ đem quân chặn đánh Nguyễn Hữu Chỉnh ở địa phận huyện Tĩnh Gia. Ông Lê Trung Nghĩa bại trận và bị giết chết”.
Kỳ bí ngôi mộ đá cổ hơn 200 năm giữa thành phố
Khu lăng mộ có nhiều kiến trúc độc đáo bằng đá hơn 200 năm tại phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa.
“Ông (Quận Mãn) khi còn sống, biết mình không con cháu thờ tự khi qua đời nên ông đã tự bỏ tiền mua ruộng đất của 9 làng quanh khu vực này cho nhân dân cày cấy. Khi ông còn sống dân làng biết ơn ông có công khai đất lập làng nên đã xin được lập một sinh từ cho ông. Khu sinh từ này rộng mấy ha nằm trên một khu đất cao ráo, ông đã thuê thợ đá làng Nhồi, huyện Đông Sơn lấy đá về xây dựng lên các khu thờ tự cùng với các pho tượng nhân, vật nguyên khối đặt xung quanh. Tới khi ông chết dân làng đem xác ông về đây chôn cất, thờ cúng nên được gọi là lăng mộ”, ông Nhung kể tiếp.
Công trình kiến trúc bằng đá cổ
Do chiến tranh tàn phá, đứng từ ngoài đường nhìn vào không ai có thể thấy rõ được đây là một khu lăng mộ đá với nhiều kiến trúc đá cổ. Con đường từ cổng chính vào khu lăng mộ bị cỏ dại mọc um tùm lấn cả lối đi. Toàn thể khu lăng mộ đá này đến nay chỉ còn rộng khoảng gần 500m2, nằm lọt vào giữa một bên là khu dãy nhà hành chính của phường An Hoạch, một bên là Trạm Y tế phường.
Đầu rồng thời Lê Trung Hưng được trạm bằng đá nguyên khối trong khu lăng mộ.
Đầu rồng thời Lê Trung Hưng được trạm bằng đá nguyên khối trong khu lăng mộ.

Đầu rồng thời Lê Trung Hưng được trạm bằng đá nguyên khối trong khu lăng mộ.
Bà Lê Thị Nguyệt cho biết: Bốn tấm bia đang bị nghiêng, lún cùng với chữ trên bia đá đang bị mờ đi rất nhiều.
Khu lăng mộ nằm trên diện tích đất rộng hơn 200m2 với tổng quan bao gồm nhiều kiến trúc bằng đá độc đáo khác nhau bao gồm: Từ bên ngoài cổng vào có 2 lính canh cổng, bên trái là một tượng “cụ rùa” chiều dài gần 1,5m, rộng 1m, cao hơn 50cm. Bên trái có 1 chiếc ngai vàng nhỏ bằng đá.
Lăng mộ chính nằm trên diện tích hơn 50m2, nơi đây xưa kia là ngôi đình có mái che nhưng đến nay chỉ còn lưu dấu lại các cột đá của ngôi đình. Từ ngoài vào có 2 con chó đá (con ngao) cao gần 1,5m đứng canh cổng. Ngay tại cửa thềm lên xuống chính điện, hai bên có đôi rồng chầu được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo.
Khu vực chính giữa của lăng mộ có một chiếc ngai vàng lớn bằng đá, kê trước ngai là một bàn đá nguyên khối dài gần 1m, rộng gần 0,5m. Hai bên là hai hàng tượng đá đứng chầu, trong đó mỗi bên 5 vị quan văn, 5 vị quan võ, một con ngựa đứng, đôi voi quỳ.
Khu vực hồ sen cũ vẫn còn nhưng diện tích đã bị thu hẹp lại. Khu đất nối giữa khu lăng mộ và hồ sen còn có 4 tấm bia đá, mỗi bên đặt 2 tấm bia. Mỗi tấm cao khoảng 2m, rộng 1,2m, dày 0,15m, trên bia có các chữ Hán cổ là các văn tự do ông Lê Quý Thuần (con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn soạn thảo). Bốn tấm bia đá này ghi lại tiểu sử của Mãn Quận công, tên các làng cúng tế, địa giới, điện tích đất xưa kia của 9 làng và nơi đặt khu lăng mộ.
Cỏ dại mọc chen lẫn hai tấm bia cổ.
Cỏ dại mọc chen lẫn hai tấm bia cổ.

Một tượng voi quỳ bị gãy mất chiếc ngà.
Một tượng voi quỳ bị gãy mất chiếc ngà.
Tuy nhiên, hiện nay công trình kiến trúc bằng đá này đang xuống cấp nghiêm trọng. Các pho tượng đá do thời gian đã bị sứt mẻ…. “Cụ rùa” nằm ngay cổng đi vào của khu lăng mộ đã bị mất phần đầu nhô ra, đặc biệt là 4 tấm văn bia được đặt trên nền đất nên đang bị lún nghiêm trọng, không có mái che nên các văn tự trên đây đang bị mờ đi, xung quanh cỏ mọc um tùm.
Hàng năm, khu lăng mộ đá này có rất nhiều người dân địa phương cũng như khách thập phương về dâng lễ và tham quan. Có cả khách nước ngoài về tham quan công trình kiến trúc đá cổ này.
 
Thái Bá

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Đền Bayon (Siem Reap), gương mặt cười bí ẩn

Đền Bayon (Siem Reap), gương mặt cười bí ẩn

Nằm ngay vị trí trung tâm của Angkor Thom là Đền Bayon với 216 gương mặt cười khổng lồ và đầy bí ẩn. Cho đến bây giờ cả người dân địa phương cho đến những nhà khoa học cũng chưa giải đáp nổi ý nghĩa cũng như gương mặt của các bức tượng có cười, có suy tư có buồn đau…Bên cạnh đó đền Bayon cũng có rất nhiều những bức tranh khắc rất tinh xảo về sinh hoạt của người Khmer xưa, các đoàn quân diễu binh, các đoàn xe chở lương thực và một bức tranh trạm trổ lớn miêu tả lại một trận chiến.
den-bayon_ThangLongTour
Toàn cảnh đền Bayon
Đền Bayon được xây dựng vào thế kỉ thứ 12 dưới thời vua Jayavaraman VII. Sau cái chết của vua Jayavarama, nó được sửa đổi và trùng tu có hơi hướng của đạo Hindu giáo và Phật giáo nguyên thủy theo hơi hướng tôn giáo riêng của các vị vua sau này.
Điểm nổi bật nhất của đền Bayon là sự xếp đá khéo léo tạo thành các tòa tháp với nhiều gương mặt đá thanh bình của tầng trên cùng và trung tâm của ngôi đền. Ngôi đền cũng được biết đến với hai bức tường phù điêu khắc họa liên hoàn của những cảnh thần thoại, lịch sử, và trần tục. Viện JSA của Nhật Bản – viện đang có nhiệm vụ trùng tu ngôi đền – đã mô tả ngôi đền là “biểu hiện nổi bật nhất của phong cách baroque” của kiến trúc Khmer, tương phản với phong cách cổ điển của Angkor Wat.

Sự tương đồng giữa 216 khuôn mặt khổng lồ trên tháp ngôi đền với các bức tượng khác của vuaJayavaraman đã khiến nhiều học giả kết luận rằng những khuôn mặt này chính là đại diện cho vua Jayavarman VII. Tuy nhiên, nhiều người khác lại nói rằng, đây là những gương mặt của Bồ Tát Quán Thế Âm (hay Lokesvara). Hai giả thuyết này cũng không được coi là loại trừ lẫn nhau.
den-bayon-2_ThangLongTour
Những khuôn mặt khổng lồ tại đền Bayon
Học giả George Coedès đã đưa ra giả thuyết rằng, trong số các vị quốc vương Khmer, Jayavarman luôn coi mình như là một “devaraja” (thần vua), trong khi đó, người tiền nhiệm của ông là người theo đạo Hindu và coi mình là đồng bản thể với Shiva và biểu tượng của mình Linga. Jayavarman là một Phật tử và ông đã xác định bản thể của mình tương đồng với Đức Phật và Bồ Tát.
Đền Bayon có hướng chính là hướng đông, các tòa nhà của nó được xây phía tây bên trong, kéo dài dọc theo trục Đông-Tây. Ngôi đền vốn không có tường bao hay hào xung quanh, nhưng được bảo vệ bằng những thiết kế riêng biệt bằng cách sắp xếp của thành phố và đền thờ, với tổng diện tích là 9 km vuông, lớn hơn nhiều so với Angkor Wat ở phía nam (2 km²). Trong đền thờ có hai thư viện ảnh (phần thứ ba và thứ hai của đền) và sân thượng trên cùng (phần đầu tiên). Tất cả những yếu tố này được gắn kết với nhau bằng không gian nhỏ ở giữa. Không giống như Angkor Wat với kiến trúc gây ấn tượng bằng quy mô lớn và không gian mở, đền Bayon mang đến “ấn tượng được nén trong một khung nhà có kết cầu khá chặt chẽ và mang tính tôn giáo”.
den-bayon-1_ThangLongTour
Tường vẽ phù điêu tại đền Bayon
Các bức tường bên ngoài của thư viện được trang trí như một bức phù điêu miêu tả các sự kiện lịch sử và những cảnh từ cuộc sống hàng ngày của người Khmer dưới thời Angkor. Mặc dù trong đó có nhiều chi tiết và ẩn chứa nhiều thông tin nhưng trên bức phù điêu không có bất kỳ loại văn bản hay chữ cổ nào, do đó chúng ta không thể chắc chắn các sự kiện lịch sử được miêu tả theo trình tự như thế nào.

Các phòng trưng bày bên ngoài được bao quanh bởi một sân rộng, phía trong có hai thư viện (ở hai bên lối vào phía đông). Nguyên bản, trong sân có 16 nhà nguyện, nhưng sau đó đã bị phá hủy bởi những người theo Hindu giáo vào thời vua Jayavarman VIII.

Sân thượng trên cùng là nơi để các tòa tháp với các mặt tượng đối lập nổi tiếng của đền Bayon, trong đó có tháp thứ hai và thứ ba với bốn mặt tượng cười khổng lồ. Bên cạnh tòa tháp trung tâm, các tháp nhỏ hơn nằm dọc theo các phòng trưng bày bên trong (ở các góc và lối vào), và nhà nguyện trên sân thượng.
den-bayon-3_ThangLongTour
Tượng Đức Phật ngồi thiền định trong tháp trung tâm
Tháp trung tâm cao 43m so với mặt đất có hình chữ thập giống như các thư viện bên trong nhưng sau đó đã được thiết kế đầy đủ và có hình trụ tròn. Ban đầu, hình ảnh tôn giáo chính trong tháp là một bức tượng của Đức Phật, cao 3,6m, nằm ​​trong trung tâm của tháp trung tâm. Bức tượng mô tả Phật đang ngồi trong thiền định, được bảo vệ bởi các đầu vua rắn Mucalinda. Trong suốt triều đại của Hindu giáo, thời vua Jayavarman VIII, nó bị phá hủy hoàn toàn. Sau khi được phục hồi vào năm 1933 từ đáy giếng, ráp lại trở lại với nhau, và hiện đang được trưng bày trong một gian nhà nhỏ ở khu Angkor.
Người ta đã nỗ lực rất nhiều để tìm hiểu một số ý nghĩa quan trọng dựa trên số lượng các tòa tháp nhưng họ lại phải đối mặt với việc thiết kế bị thay đổi cộng thêm số lượng các tòa tháp cũng được thêm vào và bớt đi theo thời gian. Tuy nhiên, người ta đã tìm được dữ liệu chứng minh ngôi đền có 49 tòa tháp, nhưng hiện tại chỉ còn còn 37 và số lượng của các khuôn mặt là vào khoảng 200.

Ngoài những ngôi đền trên thì còn nhiều, nhiều những ngôi đền, những di tích khác mà quần thể Angkor sở hữu, mỗi ngôi đền là một kỳ tích, một tuyệt đỉnh của nghệ thuật kiến trúc Khmer và cũng là một tài sản vô giá đối với nhân loại.

Những tượng đá bí ẩn nhất thế giới

Những tượng đá bí ẩn nhất thế giới


Tượng mặt người trên tháp ở Bayon, Angkor, Campuchia
Hơn 200 khuôn mặt khổng lồ với biểu cảm dịu dàng và nụ cười bí ẩn đã được tác lên những tháp, đền thờ ở Bayon vào thế kỷ 12. Lạc bước vào khu đền thờ, và bao bọc bởi những cái nhìn từ ái nhưng cũng khó giải thích của những bức tượng này, ai cũng cảm thấy một không khí linh thiêng, uy nghiêm hơn hẳn.
Thần bí những tượng đá huyền thoạiThần bí những tượng đá huyền thoại

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Tạm ngưng khai quật "ngôi mộ đá"

Tạm ngưng khai quật "ngôi mộ đá"


Công nhân đang khai quật ngôi mộ - ảnh chụp lúc 15g ngày 19-10 - Ảnh: T.T.D.
Tam ngung khai quat ngoi mo daNhà văn Sơn Nam: "Theo tôi, Nhà nước nên giữ, không nên phá bỏ ngôi mộ. Bởi những ngôi mộ như vậy ở trong lòng TP không còn mấy cái và cũng không chiếm nhiều chỗ lắm. Chúng ta còn nhiều đất để mở đường, cất nhà, chứ đâu chỉ một nhúm đất chỗ đó."
Như tin đã đưa "Q.10 (TP.HCM): bốc dỡ một ngôi mộ cổ" , ở Q.10, TP.HCM cơ quan chức năng đang tiến hành khai quật ngôi mộ cổ nằm trên lề đường trước nhà số 535 Nguyễn Tri Phương. Đơn vị thi công là Công ty Dịch vụ giao thông đô thị Tân Bình.
Theo bà Diệu Anh, trưởng Phòng VHTT Q.10, việc khai quật ngôi mộ này là để "thực hiện việc chỉnh trang và qui hoạch đô thị". Công việc này hiện đang tiến hành đến đâu và sẽ kết thúc như thế nào, khi đã có những ý kiến khác nhau về việc khai quật ngôi mộ này?
Chiều 19-10, chúng tôi có mặt tại khu vực ngôi mộ đá ở đường Nguyễn Tri Phương. Ngôi mộ từng cao 1,2m, dài 4m, rộng 3m, nay trông giống như đống gạch ngổn ngang, nham nhở. Một nhóm công nhân đang dùng máy nén khí, búa phá bêtông gỡ ra từng mảng hợp chất xây mộ có màu trắng như đá vôi và rất cứng.
Chủ cơ sở thi công tại hiện trường cho biết sáng 19-10, nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật đã đến khu vực mộ đá và xác định rất có thể hợp chất xây mộ được làm từ thành phần là vỏ cây ô dước, vỏ sò xay nhuyễn, đường mật, vôi và cát. Đây là những loại vật liệu đã được tìm thấy ở một số ngôi mộ cổ trước đó. Tuy nhiên, đó mới chỉ là dự đoán chứ chưa phải kết quả phân tích khoa học.
Chủ hộ 533 Nguyễn Tri Phương liền kề ngôi mộ cho biết chị đã ở đây hơn 30 năm và không biết ngôi mộ này xây dựng từ bao giờ, chỉ biết rằng tên gọi “mộ đá” đã có từ rất lâu. Chị nghe bố mẹ chồng (nay đã mất) kể lại rằng đây là mộ ông chứ không phải mộ bà và rất linh thiêng. Người dân những khu vực lân cận thường xuyên tới đây thắp hương cúng bái từ hàng chục năm nay.
Đến cuối giờ làm việc ngày 19-10, chúng tôi nhận được điện thoại của ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM, cho biết ông đã xuống hiện trường xem xét và quyết định tạm ngưng việc khai quật để báo cáo xin ý kiến của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Nhận thấy sự hoang mang trên nét mặt của những công nhân tại đây, chúng tôi hỏi thăm tổ trưởng tổ thi công Vũ Huỳnh Hảo. Anh nói: “Anh em chúng tôi hôm nay chỉ dám làm việc cầm chừng vì càng đào dần tới nắp ngôi mộ, chúng tôi càng lo lắng. Nghe mấy nhà khảo cổ nói rằng những ngôi mộ cổ thường có chất ướp xác gây ngộ độc. Giả sử có chất phát tán gây ngộ độc chết người, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho sự an toàn của chúng tôi?”.
Anh là chủ cơ sở tư nhân nhận thầu từ Công ty Dịch vụ giao thông đô thị Tân Bình, thỏa thuận phá dỡ ngôi mộ đến ngang mặt đất. Kể từ hôm 15-10 đến nay, 50cm/120cm chiều cao ngôi mộ đã bị phá bỏ. Anh Hảo sẽ cho công nhân phá thêm 20cm rồi ngừng vì lý do an toàn. Anh khẳng định: “Chúng tôi sẽ chỉ phá đến sát mặt đất nếu được trang bị phương tiện chống hơi ngạt hoặc khí độc!”.
Cho đến khi rời khỏi khu vực mộ đá, chúng tôi không thấy sự hiện diện của đại diện cơ quan làm nhiệm vụ giám sát là Ban Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh xuất hiện. Tâm trạng hoang mang vẫn đeo đuổi những công nhân. Xung quanh, người dân tụ lại xem mỗi lúc một đông.
TRẦN NHẬT VY - UYÊN LY
Các nhà nghiên cứu văn hóa: ý kiến khác nhau
Nhà văn Sơn Nam:Nên giữ!
Tam ngung khai quat ngoi mo da
Nhà văn Sơn Nam
Rất có thể đây là mộ của người Hoa sống ở Sài Gòn ngày xưa. Bởi xưa kia, theo tôi biết, người Việt sống tập trung vùng Gò Vấp nhiều hơn và trung tâm Sài Gòn hiện nay người Hoa sống là chính.
Tôi đã từng đến xem ngôi mộ này và thấy phải giàu có mới có thể xây dựng một ngôi mộ to, chắc như vậy.
Theo tôi, Nhà nước nên giữ, không nên phá bỏ ngôi mộ. Bởi những ngôi mộ như vậy ở trong lòng TP không còn mấy cái và cũng không chiếm nhiều chỗ lắm. Chúng ta còn nhiều đất để mở đường, cất nhà, chứ đâu chỉ một nhúm đất chỗ đó.
Vả lại, dù không xác định được chủ nhân thật của mộ, nhưng việc để lại ngôi mộ cũng là một chứng tích cho thấy con người - có thể là người Hoa - đã sinh sống và chết tại mảnh đất này từ rất lâu.
Có thể vì lý do mở đường mà phá mộ, nhưng tôi nghĩ người Pháp trước đây khi làm đường hẳn cũng nghĩ đến điều này và họ vẫn để ngôi mộ nguyên vẹn.
Phá cũng được!
(Một nhà nghiên cứu văn hóa đề nghị không nêu tên)
Theo tôi, mộ cần để lại là những ngôi mộ về kiến trúc có thể học tập được, về lịch sử có tên tuổi xứng đáng. Còn lại thì nên khai quật, không cần thiết để. Bởi về mặt giá trị văn hóa và lịch sử, chẳng có gì cho con cháu mai sau học hỏi cả.
Tiếng nói của nhà quản lý:
Nếu là mộ cổ sẽ tiến hành theo luật định
Trưa 19-10, chúng tôi đã gặp và trao đổi ngắn với ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM:
* Lý do sở cho phép Q.10 khai quật?
- Một là ngôi mộ không xác định được chủ nhân (mộ không có bia, không xác định được niên đại), không có nguồn gốc và không có cơ sở để xác định là mộ cổ. Hai là chúng tôi thấy việc khai quật để mở rộng đường Nguyễn Tri Phương là cần thiết. Vì vậy, sở đồng ý cho Q.10 khai quật dưới sự giám sát của Ban Quản lý di tích TP.
* Theo quan sát của chúng tôi và theo ý kiến của bà con sống quanh ngôi mộ thì đây là mộ cổ. Nếu khi khai quật phát hiện đúng là mộ cổ thì sở sẽ làm gì?
- Nếu trong quá trình khai quật mà phát hiện mộ cổ, chúng tôi sẽ tiến hành theo qui trình khai quật di tích. Nghĩa là phải làm đúng theo luật định về khai quật di tích.
Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ)