Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Bàn giải pháp bảo tồn nhà cổ tại Đường Lâm

Bàn giải pháp bảo tồn nhà cổ tại Đường Lâm



Ban giai phap bao ton nha co tai Duong Lam
Một cổng nhà ở thôn Mông Phụ, Đường Lâm - Ảnh: Linh Thoại
Tại một cuộc hội thảo về bảo tồn nhà cổ tại làng Việt cổ đá ong Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Tây, diễn ra ngày 10-8, các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản nhất trí rằng 10 ngôi nhà ở thôn Mông Phụ, có niên đại cao nhất và cũng xuống cấp nặng nhất, sẽ được chọn bảo tồn khẩn cấp.
Hội thảo, do Cục Di sản văn hoá, tỉnh Hà Tây và Đại học Nữ chiêu hoà Nhật Bản tổ chức, đã thảo luận về các biện pháp bảo tồn và phục hồi hiệu quả nhất các ngôi nhà cổ ở làng Đường Lâm - ngôi làng đầu tiên trong cả nước mới được xếp hạng là di tích Quốc gia - trong thời kỳ đô thị hoá, công nghiệp hoá.
Các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất sẽ chia hơn 800 ngôi nhà cổ ở Đường Lâm thành các khu vực ưu tiên bảo tồn khác nhau, trong đó 10 ngôi nhà ở Mông Phụ ở mức ưu tiên cao nhất.
Về phương án bảo tồn, các chuyên gia đều nhấn mạnh việc cần thiết phải bảo tồn và phục hồi nguyên vẹn các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ như tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên. Việc bảo tồn nhà cổ phải đi đôi với giữ gìn, trân trọng và phát huy nếp sinh hoạt đặc trưng của chủ nhân các ngôi nhà cổ.
Là một làng thuần Việt có lịch sử cư trú trên dưới 500 năm, Đường Lâm hiện còn gần 800 ngôi nhà cổ có niên đại từ 300 năm trở lên, được xây dựng bằng chất liệu đá ong trộn mật mía độc đáo.
Sắp tới, một lớp tập huấn cấp tốc về cách bảo tồn, chống xuống cấp một số hạng mục cơ bản sẽ được tổ chức dành cho chủ nhân của 800 ngôi nhà cổ nói trên.
Theo TTXVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét