Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Đền Bayon (Siem Reap), gương mặt cười bí ẩn

Đền Bayon (Siem Reap), gương mặt cười bí ẩn

Nằm ngay vị trí trung tâm của Angkor Thom là Đền Bayon với 216 gương mặt cười khổng lồ và đầy bí ẩn. Cho đến bây giờ cả người dân địa phương cho đến những nhà khoa học cũng chưa giải đáp nổi ý nghĩa cũng như gương mặt của các bức tượng có cười, có suy tư có buồn đau…Bên cạnh đó đền Bayon cũng có rất nhiều những bức tranh khắc rất tinh xảo về sinh hoạt của người Khmer xưa, các đoàn quân diễu binh, các đoàn xe chở lương thực và một bức tranh trạm trổ lớn miêu tả lại một trận chiến.
den-bayon_ThangLongTour
Toàn cảnh đền Bayon
Đền Bayon được xây dựng vào thế kỉ thứ 12 dưới thời vua Jayavaraman VII. Sau cái chết của vua Jayavarama, nó được sửa đổi và trùng tu có hơi hướng của đạo Hindu giáo và Phật giáo nguyên thủy theo hơi hướng tôn giáo riêng của các vị vua sau này.
Điểm nổi bật nhất của đền Bayon là sự xếp đá khéo léo tạo thành các tòa tháp với nhiều gương mặt đá thanh bình của tầng trên cùng và trung tâm của ngôi đền. Ngôi đền cũng được biết đến với hai bức tường phù điêu khắc họa liên hoàn của những cảnh thần thoại, lịch sử, và trần tục. Viện JSA của Nhật Bản – viện đang có nhiệm vụ trùng tu ngôi đền – đã mô tả ngôi đền là “biểu hiện nổi bật nhất của phong cách baroque” của kiến trúc Khmer, tương phản với phong cách cổ điển của Angkor Wat.

Sự tương đồng giữa 216 khuôn mặt khổng lồ trên tháp ngôi đền với các bức tượng khác của vuaJayavaraman đã khiến nhiều học giả kết luận rằng những khuôn mặt này chính là đại diện cho vua Jayavarman VII. Tuy nhiên, nhiều người khác lại nói rằng, đây là những gương mặt của Bồ Tát Quán Thế Âm (hay Lokesvara). Hai giả thuyết này cũng không được coi là loại trừ lẫn nhau.
den-bayon-2_ThangLongTour
Những khuôn mặt khổng lồ tại đền Bayon
Học giả George Coedès đã đưa ra giả thuyết rằng, trong số các vị quốc vương Khmer, Jayavarman luôn coi mình như là một “devaraja” (thần vua), trong khi đó, người tiền nhiệm của ông là người theo đạo Hindu và coi mình là đồng bản thể với Shiva và biểu tượng của mình Linga. Jayavarman là một Phật tử và ông đã xác định bản thể của mình tương đồng với Đức Phật và Bồ Tát.
Đền Bayon có hướng chính là hướng đông, các tòa nhà của nó được xây phía tây bên trong, kéo dài dọc theo trục Đông-Tây. Ngôi đền vốn không có tường bao hay hào xung quanh, nhưng được bảo vệ bằng những thiết kế riêng biệt bằng cách sắp xếp của thành phố và đền thờ, với tổng diện tích là 9 km vuông, lớn hơn nhiều so với Angkor Wat ở phía nam (2 km²). Trong đền thờ có hai thư viện ảnh (phần thứ ba và thứ hai của đền) và sân thượng trên cùng (phần đầu tiên). Tất cả những yếu tố này được gắn kết với nhau bằng không gian nhỏ ở giữa. Không giống như Angkor Wat với kiến trúc gây ấn tượng bằng quy mô lớn và không gian mở, đền Bayon mang đến “ấn tượng được nén trong một khung nhà có kết cầu khá chặt chẽ và mang tính tôn giáo”.
den-bayon-1_ThangLongTour
Tường vẽ phù điêu tại đền Bayon
Các bức tường bên ngoài của thư viện được trang trí như một bức phù điêu miêu tả các sự kiện lịch sử và những cảnh từ cuộc sống hàng ngày của người Khmer dưới thời Angkor. Mặc dù trong đó có nhiều chi tiết và ẩn chứa nhiều thông tin nhưng trên bức phù điêu không có bất kỳ loại văn bản hay chữ cổ nào, do đó chúng ta không thể chắc chắn các sự kiện lịch sử được miêu tả theo trình tự như thế nào.

Các phòng trưng bày bên ngoài được bao quanh bởi một sân rộng, phía trong có hai thư viện (ở hai bên lối vào phía đông). Nguyên bản, trong sân có 16 nhà nguyện, nhưng sau đó đã bị phá hủy bởi những người theo Hindu giáo vào thời vua Jayavarman VIII.

Sân thượng trên cùng là nơi để các tòa tháp với các mặt tượng đối lập nổi tiếng của đền Bayon, trong đó có tháp thứ hai và thứ ba với bốn mặt tượng cười khổng lồ. Bên cạnh tòa tháp trung tâm, các tháp nhỏ hơn nằm dọc theo các phòng trưng bày bên trong (ở các góc và lối vào), và nhà nguyện trên sân thượng.
den-bayon-3_ThangLongTour
Tượng Đức Phật ngồi thiền định trong tháp trung tâm
Tháp trung tâm cao 43m so với mặt đất có hình chữ thập giống như các thư viện bên trong nhưng sau đó đã được thiết kế đầy đủ và có hình trụ tròn. Ban đầu, hình ảnh tôn giáo chính trong tháp là một bức tượng của Đức Phật, cao 3,6m, nằm ​​trong trung tâm của tháp trung tâm. Bức tượng mô tả Phật đang ngồi trong thiền định, được bảo vệ bởi các đầu vua rắn Mucalinda. Trong suốt triều đại của Hindu giáo, thời vua Jayavarman VIII, nó bị phá hủy hoàn toàn. Sau khi được phục hồi vào năm 1933 từ đáy giếng, ráp lại trở lại với nhau, và hiện đang được trưng bày trong một gian nhà nhỏ ở khu Angkor.
Người ta đã nỗ lực rất nhiều để tìm hiểu một số ý nghĩa quan trọng dựa trên số lượng các tòa tháp nhưng họ lại phải đối mặt với việc thiết kế bị thay đổi cộng thêm số lượng các tòa tháp cũng được thêm vào và bớt đi theo thời gian. Tuy nhiên, người ta đã tìm được dữ liệu chứng minh ngôi đền có 49 tòa tháp, nhưng hiện tại chỉ còn còn 37 và số lượng của các khuôn mặt là vào khoảng 200.

Ngoài những ngôi đền trên thì còn nhiều, nhiều những ngôi đền, những di tích khác mà quần thể Angkor sở hữu, mỗi ngôi đền là một kỳ tích, một tuyệt đỉnh của nghệ thuật kiến trúc Khmer và cũng là một tài sản vô giá đối với nhân loại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét